Làng Vạn Phúc còn hay mất

 [lụa vạn phúc]

      Làm không lãi, người dân bỏ nghề

Đến Vạn Phúc bây giờ, rất khó nghe được tiếng khung dệt. Chúng tôi tìm đến nhà bác Nguyễn Thị Quý ở thôn Hạnh Phúc. Hai khung cửi, nhà bác đã đắp chiếu từ lâu. Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc được xem như việc lấy công làm lãi, dồn cái tâm để giữ thương hiệu. Nhưng theo bác Quý: “Bây giờ chỉ cần ra chợ buôn rau cũng đã có lãi. Vừa nhàn, vừa khoẻ, nên chẳng còn mấy người tẩn mẩn ngồi dệt lụa nữa”. Nói về nghề dệt lụa, cụ Tịnh -  một nghệ nhân tại xưởng lụa Triệu Văn Mão - cho biết, phải se từ 3 hoặc 4 sợi tơ thô rồi phải qua các công đoạn nấu, guồng tơ... thì mới được một sợi tơ mềm, mỏng. Nhưng từ ngày giá cả các mặt hàng tăng lên, tơ thô cũng tăng theo, nhưng giá thành phẩm các loại lụa vân, lụa trơn... tăng không đáng kể. Bởi nếu tăng quá thì không thể giữ được khách hàng, trong khi lụa xuất xứ từ Trung Quốc tràn lan trên thị trường với mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt và đặc biệt là rẻ.

Nhiều khung dệt đã bị bỏ trống nhiều năm nay

Mặt khác, cạnh phường Vạn Phúc có nhiều trường đại học như: ĐH Hà Nội, ĐH dân lập Thăng Long, CĐ Giao thông - Vận tải... vì nhu cầu phòng trọ tăng, nên người dân nơi đây không ngần ngại dẹp khung dệt để lấy mặt bằng xây nhà trọ. Kinh doanh nhà trọ không mạo hiểm và cũng không phải bỏ nhiều công sức như dệt lụa.

Nhưng theo lời bà Nghiêm ở gần trụ sở phường Vạn Phúc, thì còn vì một lý do khác nữa đó là số lượng công nhân làng nghề bây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê, năm 2010, làng Vạn Phúc có khoảng 1.276 hộ, trong đó có hơn 1.092 hộ dệt và kinh doanh lụa. Nhưng theo ước lượng của chồng bác Quý, giờ chỉ còn khoảng 10% số hộ theo nghề dệt lụa.

Lụa Trung Quốc nhái lụa Vạn Phúc

Khi chúng tôi đặt câu hỏi: Nhìn trên thực tế thì có phải làng lụa Hà Đông đang ngày càng bị mai một dần? Ông Nguyễn Văn Sinh - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề nơi đây - cho biết: “Làng lụa Hà Đông không phải đang bị mai một mà chỉ là việc thu nhỏ về quy mô và chuyên sâu vào chất lượng”. Nhưng theo một số phản ánh của khách hàng thì thực tế lại khác: “Ngày xưa tớ mê lụa Hà Đông lắm. Nhưng giờ thì thôi, chất lượng lụa xuống cấp lắm rồi... Thật ra bây giờ lụa ở Hà Đông phần lớn là nhập sợi của Tàu về dệt, nên chất lượng kém lắm”.

Ngày càng có nhiều lụa Trung Quốc trên đất Vạn Phúc

Việc những người mê lụa Vạn Phúc quay lưng lại với nó không phải là hiếm. Lý do cho những ý kiến trên xuất phát từ chất lượng lụa và việc không tôn trọng khách hàng của một số cửa hàng nơi đây. Hồng - một sinh viên - đã rất bực bội khi mua một chiếc khăn tại Vạn Phúc để tặng người thân, khi về nhà xem kỹ mới thấy mác đề: “Made in China”. Trong khi đó người bán hàng vẫn ra sức giới thiệu là lụa Vạn Phúc chính gốc.

Theo lời ông Nguyễn Văn Sinh - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề nơi đây - thì hiệp hội cũng có tuyên truyền, hợp tác xã cũng có tổ chức những cửa hàng chuyên bán lụa Vạn Phúc... nhưng hiện tại chưa có một chính sách hỗ trợ cụ thể nào cho những hộ còn gắn bó với nghề dệt vì không có... kinh phí.

Do vậy, dù khung cửi vẫn còn đó, nhưng nhiều gia đình ở Vạn Phúc đã hết duyên với nghề dệt khi nó không còn đủ khả năng nuôi sống gia đình họ nữa.


 

Tổng hợp bởi: luavanphuc.com
 luatotam.com

 


 
English French German Italian Portuguese Russian Spanish
Tan A TTC JSC

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay73
mod_vvisit_counterHôm qua110
mod_vvisit_counterTuần này766
mod_vvisit_counterTuần trước919
mod_vvisit_counterTháng này2530
mod_vvisit_counterTháng trước3988
mod_vvisit_counterTất cả641879

Thăm dò ý kiến

Bạn sẽ chọn mua lụa thế nào?