Cách chọn lụa

[lụa vạn phúc]Trong tủ áo của chị Thanh Hà, ngụ ở quận3 có đến 15 bộ may từ vải tơ tằm. Với kinh nghiệm mua sắm trên 20 năm, chị Hà khẳng định: "Vải tơ tằm đẹp nhất là lụa mềm, rũ dùng để may áo dài, áo kiểu. Vải gọi là dệt từ tơ tằm theo mốt cứng cứng như đũi, co giãn như tơ thun, hay bóng bẩy kiểu tơ sống, tơ kép... đều pha tơ với các loại sợi khác, làm biến chất tơ và mặc không thoáng mát".

Từ thuở "áo lụa Hà Đông"...

Làm quen với thợ may, người bán hàng và đọc sách báo để tìmằng cách đốt, tơ thật cho mùi khét giống tóc bị cháy, tơ pha sợi vải thiên nhiên cho mùi khét như bông gòn cháy, còn tơ pha sợi tổng hợp cho mùi giống ni lông cháy".

Bà Kim Hiền, giám đốc một công ty chuyên sản xuất hàng may xuất khẩu nghe nhiều người giới thiệu lụa Hà Đông đẹp, mấy lần ra Bắc đều tìm mua để làm quà tặng bạn bè, lại bị trách khéo: "Mua vải loại rẻ tiền hay sao mà may xong chưa mặc đã bị rạn". Có người chỉ cách thử độ rạn của vải: dùng hai ngón tay chụm lại ở một góc rồi nhấn nhẹ, vải dệt thưa sẽ bị rạn ngay, vải dệt chắc mặt vải không hề hấn gì.

Đó chỉ là hai trong số hàng ngàn người tiêu dùng vẫn mua, vẫn mặc, vẫn xài tơ lụa nhưng chưa hiểu hết về nó. Từ thuở nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông đến nay, lụa tơ tằm đã tiến bước đường dài. Xưa chỉ rút sợi nõn dệt thành các thứ lụa, đoạn, the, vân điểm... với đặc tính chung là mềm, rũ, mỏng và dùng sợi bọc ngoài dệt vải đũi thô. Nay từng phần của sợi tơ đều được dùng, người ta còn chập thành sợi đôi, sợi 3, sợi 6, sợi 12 và xe, thắt theo nhiều cách để tạo ra hơn 30 loại vải tơ tằm với đủ độ mỏng, rũ, mềm, cứng, óng ánh... Vải tơ voan mềm nuột nà thường may áo dạ hội lại là loại tơ bình thường dệt từ sợi nõn. Loại vải có vẻ dày dặn, nhìn bề ngoài đứng mà vò tay lại không bị cứng, dùng may veste cho cả nam giới đắt tiền nhất vì mỗi sợi vải được xe từ 12-16 sợi tơ nõn đẹp.

Lụa tốt nhờ tơ

Chị Bích Liễu, ở quận 2 mô tả: "Nhẹ tênh, mặc lụa mà như không, trời nóng có cảm giác làn da mình thật mát, trời lạnh lại thấy ấm áp...". Làm kinh doanh, chị Liễu đến với lụa tơ tằm vì cần có "bộ cánh" đắt tiền, có giá trị theo mốt của giới thượng lưu. Thế nhưng suốt 10 năm cùng lụa, chị Liễu cảm thấy lụa như có hồn, và cái hồn ấy ẩn trong sắc ánh lóng lánh...

Võ Việt Chung, nhà thiết kế Việt Nam đang say sưa với lãnh Mỹ A, nói: "Sắc đen của lãnh Mỹ A lạ lắm, nó đen tuyền, không pha trộn, không lẫn với bất kỳ sắc nào khác nên khi may thành trang phục sẽ bật lên phong cách sang trọng, tách biệt hẳn với các màu đen khác". Và Chung khẳng định, cái hồn của lụa tơ tằm chính là hồn của thiên nhiên, trong sắc có độ trong, độ đục, có sự lấp lánh dưới ánh nắng..., chẳng hạn vàng kem của lụa gần với màu vỏ trứng gà, màu đỏ ánh như hổ phách, màu nâu nhuộm đỏ một chút trông như màu cánh gián...

Chị Mai, ngụ tại Tân Bình ví von: "Lụa tơ tằm như tiểu thư, phải biết chiều chuộng". Chị kể: "Lụa tơ tằm dệt từ sợi thiên nhiên nên có sự tinh tế rất riêng. Mùa nắng, tằm cho ra sợi tơ có sắc độ óng khác với mùa mưa sắc óng dịu nhẹ hơn. Tơ mỗi mùa có vẻ đẹp riêng nên khó mà có được những tấm vải lúc nào cũng giống nhau".

Theo chị, cái thứ tơ nõn đẹp, sắc đều nhất là tơ vùng Bảo Lộc do khí hậu mát mẻ quanh năm. Tơ Đà Nẵng tốt theo mùa, bởi lũ lụt, mưa nắng thất thường. Tơ Hà Nội mùa hè óng mướt là thế, nhưng tơ mùa đông lại khô và mặt vải như đanh lại.

Màu lụa càng bắt mắt, càng sắc nét, lại càng dễ thôi màu. Những người am hiểu về lụa khẳng định "vải giặt mà không ra màu thì không phải là tơ tằm 100%". Cái hơn kém nhau giữa loại tốt và loại thường mà sau khi dùng nhiều, chị Liên ở quận1 mới nhận ra chính là: "Lụa hàng hiệu được xử lý tốt ra màu dứt khoát, ra đều và không lem, không bị chỗ đậm chỗ nhạt, màu bị thôi ra cũng thấm ngược trở lại vải".

Chọn lụa theo gu

Không nhiều kinh nghiệm tiêu dùng, các cô gái trẻ chọn lụa theo gu riêng. Thanh Hoa, 25 tuổi ở quận 10 chỉ mới làm quen với lụa được 3 năm. Hoa kể: "Mặc lụa thích nhất, mềm, mát rượi. Áo đầm lụa may kiểu lãng mạn một chút, tà váy đung đưa uyển chuyển". Theo Hoa, chỉ riêng ở Sài Gòn đã có hàng chục shop chuyên bán thời trang lụa, mỗi nơi đều có phong cách riêng. Mặc lụa kiểu vừa trẻ, vừa bụi phải đến Chle, lụa ở đây dùng loại tơ tằm Đà Nẵng nên giá không quá mắc, lụa lại thường wash nhăn nhăn, trông bụi và lạ mắt. Nếu mê dáng lụa mềm mại, kiểu áo hoặc đầm phăng nhiều nét Tây nên đến cửa hàng Thúy Nga với các loại lụa voan mềm (chiffon) có sắc màu và hoa văn lạ. Cái khó nhất là phải chịu khó giặt lụa bằng tay, ủi quần áo khi còn ẩm mới có thể mặc được nhiều lần. Còn chuyện giặt ra màu là tất nhiên, nhớ đừng giặt chung với quần áo khác là được.

Chị Quỳnh An, ngụ tại quận1 lại rất thích vẻ nhăn tự nhiên của lụa. Chỉ kể: "Nhiều người sợ mặc lụa vì mau nhăn, nhưng thực ra chính cái nhăn này mới tạo thành gu riêng của lụa. Tại sao vải cotton thì nhiều người chấp nhận nhăn, còn lụa thì không?". Quỳnh An dùng lụa may đủ kiểu, từ đầm, áo khoác đến áo dây, áo cặp... rồi kết hợp lụa với nhung, với các kiểu thêu, móc tạo thành những mẫu trang phục riêng cho mình.

Với nhiều phụ nữ, dùng lụa khó nhất là chọn trang sức. Mặt vải lụa vốn đã đẹp, nếu đè thêm vàng bạc lấp lánh trông quá nặng nề và làm giảm giá trị bộ trang phục. Thanh Hoa chorằng lụa hợp nhất là đi với trang sức thiết kế tinh tế, các kiểu đá màu, đá quý thiên nhiên. Tùy theo màu lụa mà chọn bộ trang sức có sắc màu tương phản hay cùng tông với lụa.

So ra, mê lụa khá tốn kém, nhưng khi thoả mãn cảm giác "nhẹ tênh với lụa" thì nhiều người chẳng tiếc. Bởi lụa làm cho họ đẹp theo cách riêng.

 

Tổng hợp bởi: luavanphuc.com
 luatotam.com
 
English French German Italian Portuguese Russian Spanish
Tan A TTC JSC

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay48
mod_vvisit_counterHôm qua54
mod_vvisit_counterTuần này484
mod_vvisit_counterTuần trước533
mod_vvisit_counterTháng này2026
mod_vvisit_counterTháng trước1989
mod_vvisit_counterTất cả625922

Thăm dò ý kiến

Bạn sẽ chọn mua lụa thế nào?