Làng Vạn Phúc lưu giữ kỷ niệm về Bác Hồ

[lụa vạn phúc]

Làng lụa Vạn Phúc: Lưu giữ kỷ niệm về Bác Hồ

 Làng dệt lụa ấy còn nổi tiếng là “Làng cách mạng” bởi trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, đây là một trong các cơ sở cách mạng vững mạnh nằm trong ATK (An toàn khu) của Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhiều cơ quan, cán bộ lãnh đạo của Đảng, trong đó có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, đã từng ở và làm việc tại Vạn Phúc qua nhiều thời gian, được chi bộ Đảng và quần chúng bảo vệ an toàn.

Mặc dù thời gian và chiến tranh đã phá đi một số di tích, nhưng người Vạn Phúc vẫn giữ được nhiều di tích cách mạng quý giá: Nhà cụ Nguyễn Quang, xóm Quyết Tiến, nơi các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… đã từng ở và làm việc. Nhà cụ Ba Niệm, cụ Bính Thu xóm Hạnh Phúc, là nơi đặt cơ quan và xưởng in báo Cứu quốc do đồng chí Xuân Thủy phụ trách. Nhà cụ Ba Niệm cũng là nơi Xứ ủy Bắc Kỳ họp Hội nghị phát động khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Nhà cụ Tý Hà xóm Độc Lập, nơi ở và làm việc của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh… Đình làng Vạn Phúc - một công trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di tích cách mạng. Đình được xây dựng cách đây trên 10 năm gồm Hậu cung, Phương đình tám mái và 10 gian tả mạc, thờ bà Lã Thị Nga - tổ nghề dệt lụa làng Vạn Phúc. Sân đình rộng từng là nơi quần chúng tập trung biểu tình, đấu tranh chống chính sách thuế khóa nặng nề của thực dân phong kiến, chống âm mưu chiếm đoạt ruộng đất công của Phủ thống xứ Bắc Kỳ… Chùa Vạn Phúc ở ngay đầu làng là nơi diễn ra cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho Goda (Godard) đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp khi Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đưa ông này về thăm Vạn Phúc. Đây là cuộc đấu tranh lớn, có tới 500 quần chúng, mở đầu cho cao trào đấu tranh dân chủ sôi động và rộng lớn của Hà Đông. Tuy nhiên, di tích lịch sử cách mạng giàu ý nghĩa và quan trọng nhất ở Vạn Phúc là Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xóm Quyết Tiến.

Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc ở Vạn Phúc, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày 3/12 đến 9/12/1946. Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng, phát động cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những đường lối, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiếm được vạch ra tại hội nghị này đã được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng. Hội nghị cũng đã thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Tối 19/12/1946, Bác rời Vạn Phúc về ở và làm việc tại Xuyên Dương, một làng ven sông Đáy thuộc huyện Thanh Oai.

Ngôi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ. Công việc xây dựng nhà lưu niệm được tiến hành năm 1973 và khánh thành năm 1974. Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941 - 1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính nhà lưu niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy ba gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần và nền. Dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và nước ngoài tới thăm. Dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc.

Ngôi nhà chính mỗi tầng có ba phòng. Tầng một trưng bày một số hình ảnh, hiện vật phản ánh làm việc và sinh hoạt của Bác trong thời gian ở đây: Hai bức tranh sơn mài lớn thể hiện hai sự kiện quan trọng: Bác chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng bàn về toàn quốc kháng chiến; Bác viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Một số hiện vật Bác dùng trong sinh hoạt, luyện tập sức khỏe như chiếc chậu thau đồng nhỏ, đôi tạ tay… Phần trưng bày bổ sung là những bức ảnh, hiện vật, sách báo, tài liệu… phản ánh khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.

Tầng hai, trưng bày phục nguyên như Bác ở và làm việc khi xưa. Ây là căn phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m2, vẫn còn chiếc giường gỗ dẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là bàn làm việc - một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện. Trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Quanh bàn còn bốn chiếc ghế gỗ chân con tiện là hiện vật gốc.

Nhà lưu niệm Vạn Phúc chính là tấm lòng của người làng dệt lụa dành cho Bác. Và những ngày tháng 5 này, nơi đây cũng là một trong những “điểm đến” của mọi người để nhớ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

 

Tổng hợp bởi: luavanphuc.com
 luatotam.com

 

 
English French German Italian Portuguese Russian Spanish
Tan A TTC JSC

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay70
mod_vvisit_counterHôm qua66
mod_vvisit_counterTuần này331
mod_vvisit_counterTuần trước434
mod_vvisit_counterTháng này2106
mod_vvisit_counterTháng trước1968
mod_vvisit_counterTất cả616564

Thăm dò ý kiến

Bạn sẽ chọn mua lụa thế nào?